Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo viên tiếng anh

DẠY HỌC TIẾNG ANH TẠI NHÀ CHO CON

Hình ảnh
MIC  – Con gái 4 tuổi không học nói tiếng Anh, chị Moon Nguyen kiên trì đọc sách, nói chuyện và một ngày con bật nói “Mommy, I wanna go bathroom”. Chị Moon Nguyen,  giáo viên tiếng Anh , chia sẻ cách giúp con sử dụng  ngôn ngữ  này từ nhỏ và ngay tại nhà. Gần đây có nhiều phụ huynh hỏi mình “Con hiện 4 tuổi, em nên bắt đầu cho con  học tiếng Anh  từ đâu”, “Em có nên cho con đi học thêm tiếng Anh không”? Điều này làm mình nhớ tới chặng đường con gái Suzie đã trải qua. Suzie theo mình sang Mỹ khi 4 tuổi. Lúc đó, con hầu như chưa tiếp xúc gì nhiều với  tiếng Anh  ngoài vài tiết học mỗi tuần ở trường mẫu giáo. Khi sang Mỹ, Suzie gần như không hiểu và không nói được từ tiếng Anh nào ngoài “Hi” (Xin chào). Năm đầu ở Mỹ, Suzie theo học chương trình mẫu giáo nửa ngày, tuần học 4 buổi, mỗi buổi 2 tiếng và con bé mất đúng một năm im lặng hoàn toàn cho tới khi bắt đầu  nói tiếng Anh . Trong một năm đó, mình đã làm gì? Lúc ấy, thời gian Suzie học ở trường dường như là quá ít (khoảng 8 g

GIÁO VIÊN TIẾNG ANH THIẾU TRẦM TRỌNG TẠI NHIỀU TRƯỜNG TIỂU HỌC

Hình ảnh
Chỉ còn 9 tháng nữa, các trường tiểu học sẽ áp dụng dạy học chương trình và SGK mới từ lớp 1. Tuy nhiên, nhiều trường ở các địa phương vẫn thiếu giáo viên Tiếng Anh trầm trọng. Điển hình nhất về việc thiếu giáo viên tiểu học hiện nay là ở Hà Tĩnh. Trường Tiểu học Kỳ Thịnh nhiều năm nay không có  giáo viên dạy Tiếng Anh , học sinh hoàn toàn không được học môn này. Nhà trường nhiều lần đề xuất lên cấp trên nhưng không được giải quyết. Cũng có xã rơi vào tình trạng cả trường tiểu học và THCS chỉ có duy nhất một giáo viên Tiếng Anh, lượng học sinh đông, chia làm nhiều lớp, giáo viên dù có tăng giờ dạy cũng không đáp ứng được chương trình. Một tiết học môn Tiếng Anh của học sinh tiểu học. Ảnh: TP. Hết giáo viên Tiếng Anh Theo ông Nguyễn Hữu Sum, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Kỳ Anh, hiện thị xã thiếu 23  giáo viên Tiếng Anh , trong đó bậc tiểu học thiếu 18 người. Đặc biệt, một số trường vắng bóng hẳn  giáo viên Tiếng Anh , dù trong chương trình hiện hành, học sinh từ lớp 3 đã đ

SỰ THÀNH CÔNG CỦA GIA SƯ PHILIPPINES DẠY TIẾNG ANH CHO NGƯỜI NHẬT

Hình ảnh
Giá cổ phiếu của một công ty dạy tiếng Anh trực tuyến ở Nhật Bản tăng gần 11 lần trong năm ngoái và giờ đây vị giám đốc muốn mở rộng sang các lĩnh vực khác để duy trì đà tăng trưởng mạnh. Một công ty  dạy giao tiếp tiếng Anh  trực tuyến ở Tokyo với đội ngũ giáo viên ở Philippines, sẽ tập trung vào một số lĩnh vực như đào tạo kĩ năng lãnh đạo và đổi việc làm. Đó là thông tin mà Gaku Nakamura, giám đốc điều hành công ty, tiết lộ với Bloomberg. Mở rộng dịch vụ để giữ đà tăng trưởng thần tốc Nakamura khẳng định mục tiêu của anh là đẩy giá trị thị trường của công ty tới mức 100 tỉ yen (916 triệu USD) từ mức giá trị hiện nay là 25 tỉ yen. Giá cổ phiếu của RareJob tăng 1,093% trong năm 2019, trở thành cổ phiếu có mức tăng giá cao thứ hai trong nhóm cổ phiếu nhỏ ở Nhật Bản. Mặc dù vậy, giới phân tích nhận định công ty sẽ khó duy trì đà tăng sau khi giá trị vốn hóa của nó gấp 100 lần lợi nhuận ước tính. Gaku Nakamura, giám đốc điều hành trường RareJob. Ảnh: Bloomberg “Rất nhiều

GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRẺ SAY MÊ MANG CON CHỮ ĐẾN HỌC SINH MỌI MIỀN TỔ QUỐC

Hình ảnh
MIC  – Bằng sự tận tâm của nghề giáo viên tiếng anh, cô Hải Huyền chọn dạy học trực tuyến để mang kiến thức tới học sinh cả nước. Cô Hải Huyền chia sẻ, cô đã tham gia rất nhiều câu lạc bộ tình nguyện, thường xuyên cùng bạn bè tổ chức các hoạt động thiện nguyện, chia sẻ khó khăn với đồng bào dân tộc ở những miền đất xa xôi, mang con chữ đến cho trẻ em thiệt thòi tại vùng sâu vùng xa, không có cơ hội đến trường. Những chuyến đi đó khiến cô bị lay động bởi những khó khăn, vất vả mà các em phải vượt qua để tới trường. >>> Tham khảo đội ngũ giáo viên tiếng anh bản ngữ tại MIC “Nhìn thấy những gương mặt nhỏ, bừng sáng khi được trao cho những cuốn sách, quyển vở, nghe tiếng các em ê a đọc chữ, tôi lại thấy tim mình rộn ràng. Tôi biết sự lựa chọn của mình là đúng và bản thân cần phải cố gắng trau dồi hơn nữa để mang tri thức đến cho các em” – cô Huyền bộc bạch. Tốt nghiệp khoa Sư phạm tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, cô Hàn Thị Hải Huyền không theo

GIÁO VIÊN BẢN NGỮ PHẢI THI VƯỢT RÀO VĂN HÓA BẢN ĐỊA TẠI THÁI

Hình ảnh
Giáo viên tiếng anh  là người nước ngoài muốn dạy ngoại ngữ ở Thái Lan phải tham gia một khóa học bắt buộc đối với  giáo viên bản ngữ  về cuộc sống, văn hóa và luật giáo dục của nước sở tại. Mic cung cấp giáo viên nước ngoài uy tín tại Việt Nam. Tư vấn thành lập trung tâm tiếng anh theo mô hình quốc tế, Một lớp học giáo viên bản ngữ ở vùng nông thôn Chiang Rai, Thái Lan. Ảnh: Chiangrai Times “Chúng tôi yêu cầu họ phải tham dự khóa học này vì văn hóa Thái và nước họ hoàn toàn khác nhau”,  Chiangrai Times  dẫn lời Giáo sư, Tiến sĩ Paitoon Sinlarat, người đứng đầu Hội đồng giáo viên Thái Lan (TCT) cho biết. Ngay cả những giáo viên tiếng anh đã được cấp giấy phép dạy học ở nước họ cũng vẫn phải tham gia khóa này, ông nói thêm. “Đối với giáo viên bản ngữ đã được cấp phép tại quê nhà, họ chỉ cần tham gia một khóa học dài 21 giờ. Đối với những người chưa có giấy phép, họ phải theo học khóa dài hơn là 42 giờ”, Paitoon giải thích. Nội dung khóa học trải dài từ văn hóa, con người

GS NGUYỄN TIẾN DŨNG: TÔI ĐOÁN NHIỀU GIÁO SƯ, TIẾN SĨ Ở VIỆT NAM RẤT SỢ SÁT HẠCH TIẾNG ANH

Hình ảnh
“Trong lúc khảo sát một số bài báo  bằng tiếng Anh  của một số nhân vật GS, TS ở Việt Nam tôi thấy viết sai câu cú lung tung cả”. Rời khỏi đất nước hơn 30 năm, nhưng lại thường xuyên về Việt Nam để trao đổi, giảng dạy, GS toán học Nguyễn Tiến Dũng (ĐH Toulous, Pháp) đã có những góc nhìn rất thú vị về trình độ  tiếng Anh  hạn chế của người Việt. Bài báo bằng tiếng Anh của một số GS, TS Việt Nam: “Câu cú viết sai lung tung cả” Thưa ông, TS Hồ Bất Khuất, một người đã từng du học phỏng  đoán: Nếu bây giờ bắt thi sát hạch tiếng Anh thì có tới 20% tân GS, PGS không dám  tham gia, 30% sẽ như gà mắc tóc. Ông suy nghĩ gì về con số này? GS Nguyễn Tiến Dũng:  Theo tôi đoán thì con số thực tế có thể còn cao hơn thế. Họ sẽ rất sợ sát hạch tiếng Anh. Khái niệm “thạo tiếng Anh” là một khái niệm khá tương đối ở Việt Nam, và có GS tự ghi là “thạo tiếng Anh” nhưng chưa chắc đã biết tiếng Anh tốt bằng một học sinh trung học cơ sở. TS Trần Vinh Dự, hiệu trưởng một trường cao đẳng, người cũng

GIÁO VIÊN TIẾNG ANH VÊNH CHUẨN Ở NHIỀU NƠI, VÌ SAO?

Hình ảnh
Việc đào tạo giáo viên tiếng Anh từ các trường sư phạm không theo chuẩn; bậc tiểu học hiện không có biên chế cho giáo viên tiếng Anh nên không thu hút được giáo viên giỏi. Tỉ lệ giáo viên (GV) tiếng Anh chưa đạt chuẩn lên tới gần 75% ở bậc tiểu học và 90% ở bậc THPT mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố là con số gây lo lắng. Trong khi đó, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng tình trạng giáo viên tiếng Anh không đạt chuẩn là dễ hiểu bởi từ trước đến nay, đào tạo giáo viên trong nước không có chuẩn như giáo viên bản ngữ. Không có biên chế, trả lương ít Chị Nguyễn Lan Chi – phụ huynh học sinh lớp 5 tại một trường tiểu học của quận Cầu Giấy, Hà Nội – cho biết con gái chị thường xuyên phàn nàn về giờ học tiếng Anh ở lớp. “Đi học tiếng Anh ở trung tâm thì cháu rất hứng thú nhưng học ở trường thì cháu chán, thậm chí còn ghét môn học này. Cháu nói cô giáo dạy tiếng Anh ở trường phát âm không đúng như trong đĩa cũng như các cô giáo dạy ở trung tâm ” – chị Lan Chi kể lại và đem chu