Bài đăng

P2: TUYỆT CHIÊU ĐỘC LẠ ĐỂ NGHE VÀ HỌC TIẾNG ANH NHANH NHẤT

Hình ảnh
BÍ QUYẾT 2: CHỌN NỘI DUNG NGHE PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH HIỆN TẠI Nghe nhiều thì tốt thật nhưng nếu nội dung nghe quá khó, chủ đề quá chuyên sâu thì việc nghe nhiều chỉ dừng lại ở mức là quen với các âm, tuy nhiên nếu  nghe mãi mà không hiểu trong một thời gian dài thì sẽ sinh ra chán nản , thậm chí ám ảnh sợ tiếng Anh luôn nhất là đối với các bạn trình độ tiếng Anh còn cơ bản, chưa tập bò đừng vội tập chạy. Với một đứa trẻ bản xứ nói tiếng Anh 4 tuổi, không ai cho nó tập nghe bằng cách cho nó chương trình CNN giờ cao điểm, hoặc đọc Harry Potter cho nó nghe cả, mà thay vì đó chọn những nội dung đơn giản, phù hợp với trình độ. Khi nghe một nội dung,  lý tưởng để phát triển kỹ năng nghe hiểu là bạn phải hiểu được 80% nội dung đó . Cho dù nó là ở dạng chương trình radio, podcast, phim, chương trình TV, nó không được quá khó. Nếu nghe 1 nội dung mà bạn chỉ hiểu được tầm 60%, chắc chắn cảm thấy nản, chán học ngay. Nếu nội dung nghe mà bạn hiểu 100%, là ngáp dài ngáp ngắn, mất

P1: TUYỆT CHIÊU ĐỘC LẠ ĐỂ NGHE VÀ HỌC TIẾNG ANH NHANH NHẤT

Hình ảnh
BÍ QUYẾT 1: NGHE CHỦ ĐỀ YÊU THÍCH, KHƠI GỢI CẢM XÚC  Chắc hẳn có bạn đã từng mãi mê xem, nghe, tìm hiểu về các chủ đề mình yêu thích đến mức quên cả thời gian, và không hề cảm thấy mệt mỏi đúng không nào? Nó có thể là xem 1 trận bóng đá đêm khuya, xem chương trình về nấu ăn, làm bánh, nghệ thuật cắm hoa, trang điểm, làm tóc, xem phim hoạt hình, xem hài và các video blog, các chương trình truyền hình thực tế, vv. Tuy nhiên khi nói dành 1 chút thời gian để mở sách ra, bật băng lên nghe tiếng Anh thì cảm hứng tụt dốc không phanh, nghe được 5’ bắt đầu ngáp, nghe thêm 5’ nữa thì dù tai đang nghe nhưng đầu óc thì đang đi du lịch ở nào nó đó mất tiêu luôn rồi. Đây là điều hoàn toàn bình thường, phải “thánh” lắm thì mới có đủ kiên nhẫn và kỹ thuật để nghe những nội dung chán phèo trong các giáo trình tiếng Anh. Giải pháp cho việc làm những thứ yêu thích và nghe tiếng Anh là kết hợp cả 2 lại với nhau . Nghe tiếng Anh với những chủ đề yêu thích sẽ làm cho việc tiếp thu trở nên nhẹ nhà

450 CHUYÊN GIA, GIẢNG VIÊN QUỐC TẾ BÀN VỀ TIẾNG ANH CHỦ ĐỘNG THỜI ĐẠI MỚI

Hình ảnh
Trong 2 ngày 11, 12/10 tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đã diễn ra Hội thảo quốc tế VietTESOL 2019 chủ đề “ Giảng dạy tiếng Anh : Chủ động, Tích cực và Đa dạng” với sự tham dự quy mô lớn 450 đại biểu trong nước, là các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên các trường đại học, cao đẳng,  giáo viên tiếng Anh  phổ thông. Đến tham dự phiên khai mạc sáng 11/10 có lãnh đạo và chuyên viên Vụ, Cục, Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo, chuyên viên các Sở Giáo dục và Đào tạo trên toàn quốc và 450 đại biểu trong nước, là các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên các trường đại học, cao đẳng,  giáo viên tiếng Anh phổ thông . 450 đại biểu trong nước, là các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, giáo viên tiếng Anh phổ thông tham dự Hội thảo quốc tế 2019 “Giảng dạy tiếng Anh: Chủ động, Tích cực và Đa dạng” Đây là hội thảo do Đề án Ngoại ngữ Quốc gia phối hợp với Phân hội Giảng dạy và Nghiên cứu  tiếng Anh  Việt Nam

4 CẢNH BÁO TRONG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI

Hình ảnh
Trong bối cảnh dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam còn nhiều khó khăn như hiện nay, Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới   sẽ đặt ra những thử thách không nhỏ đối với công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh, nhất là giáo viên ở 2 cấp học THCS, THPT. Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT)  môn tiếng Anh  mới (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã kế thừa và tích hợp những đường hướng giáo dục tiên tiến trên thế giới như dạy học theo định hướng phát triển năng lực, lấy người học làm trung tâm, và đảm bảo tính linh hoạt để phù hợp với bối cảnh dạy và học tiếng Anh tại các địa phương khác nhau … Tuy nhiên, không khó để nhận thấy trong bối cảnh dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam còn nhiều khó khăn như hiện nay, chương trình GDPT mới nói trên cũng sẽ đặt ra những thử thách không nhỏ đối với công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh nói chung  và công tác bồi dưỡng  giáo viên tiếng Anh  ở hai cấp học THCS, THPT nói riêng

DỰ KIẾN CÓ 45 TIÊU CHÍ CHO BỘ SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG ANH

Hình ảnh
(GDVN) – Với 45 tiêu chí chia thành 4 nhóm: Mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp dạy học. Thiết kế và cấu trúc. Kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ. Hỗ trợ người dùng sách. Bộ GD&ĐT vừa đưa ra Dự thảo bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa tiếng Anh dùng cho các cấp phổ thông. Đây sẽ là bộ tiêu chí làm căn cứ để đánh giá sách giáo khoa tiếng Anh sử dụng ở các cấp học phổ thông. Là căn cứ để các chuyên gia, hội đồng thẩm định sách giáo khoa đánh giá, thẩm định sách giáo khoa tiếng Anh ở các cấp học phổ thông. Cũng làm căn cứ để các tác giả, nhà xuất bản tổ chức biên soạn  sách giáo khoa tiếng Anh  cho các cấp học phổ thông. Bộ tiêu chí này sẽ hỗ trợ giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh lựa chọn sử dụng sách giáo khoa tiếng Anh có chất lượng trong quá trình dạy và học. Giúp cho các nhà quản lý giáo dục các cấp có định hướng trong chỉ đạo, lựa chọn sử dụng sách giáo khoa tiếng Anh tại các trường phổ thông. Ảnh minh họa. Nguồn Internet Theo đó, mỗi tiêu chí được đánh giá theo 3

GIÁO VIÊN TIẾNG ANH VÊNH CHUẨN Ở NHIỀU NƠI, VÌ SAO?

Hình ảnh
Việc đào tạo giáo viên tiếng Anh từ các trường sư phạm không theo chuẩn; bậc tiểu học hiện không có biên chế cho giáo viên tiếng Anh nên không thu hút được giáo viên giỏi. Tỉ lệ giáo viên (GV) tiếng Anh chưa đạt chuẩn lên tới gần 75% ở bậc tiểu học và 90% ở bậc THPT mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố là con số gây lo lắng. Trong khi đó, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng tình trạng giáo viên tiếng Anh không đạt chuẩn là dễ hiểu bởi từ trước đến nay, đào tạo giáo viên trong nước không có chuẩn như giáo viên bản ngữ. Không có biên chế, trả lương ít Chị Nguyễn Lan Chi – phụ huynh học sinh lớp 5 tại một trường tiểu học của quận Cầu Giấy, Hà Nội – cho biết con gái chị thường xuyên phàn nàn về giờ học tiếng Anh ở lớp. “Đi học tiếng Anh ở trung tâm thì cháu rất hứng thú nhưng học ở trường thì cháu chán, thậm chí còn ghét môn học này. Cháu nói cô giáo dạy tiếng Anh ở trường phát âm không đúng như trong đĩa cũng như các cô giáo dạy ở trung tâm ” – chị Lan Chi kể lại và đem chu

TRÌNH ĐỘ HỌC NGOẠI NGỮ ĐẶC BIỆT LÀ TIẾNG ANH ĐANG CÓ SỰ CHÊNH LỆCH RẤT LỚN GIỮA CÁC TỈNH, THÀNH TẠI VIỆT NAM

Hình ảnh
Việc dạy và học ngoại ngữ hiện nay ở các trường phổ thông đang có nhiều vấn đề cần giải quyết; trình độ tiếng Anh đang có sự chênh lệch rất lớn giữa các tỉnh, thành tại Việt Nam Theo bảng xếp hạng Chỉ số thông thạo Anh ngữ của 88 quốc gia trên thế giới do Tổ chức Giáo dục quốc tế EF (Education First) thực hiện vừa công bố tại TP Hà Nội, cuối năm 2018 – 2019, Việt Nam đứng thứ 7 ở châu Á. Theo đó, so với năm đầu tiên tham gia đánh giá (2011) thì những năm gần đây, Việt Nam liên tục vượt hạng về chỉ số thông thạo Anh ngữ (EPI). Chưa phổ cập ở tất cả vùng miền Đánh giá cao tính nghiêm túc của nghiên cứu nhưng nhiều chuyên gia về ngoại ngữ khẳng định kết quả mà Tổ chức Giáo dục quốc tế EF công bố là vội vàng, không thực chất. Ông Cao Huy Thảo, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt – Úc, cho rằng không thể phủ nhận trình độ tiếng Anh của giới trẻ hiện nay tốt hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, phải phân tích rõ nguyên nhân do đâu, để từ đó có chính sách, biện pháp nâng cao hiệ